Ấn tượng trưng bày Báo chí Cách mạng VN 1925-2024: 99 chuyện nghề
Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều công chúng báo chí tỏ ra đặc biệt thích thú với gian trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Với 23 vách cùng 99 câu chuyện kể về quá trình hình thành, phát triển của báo chí cách mạng trong 99 năm qua như: “Từ viên gạch hồng đến ngôi nhà báo chí cách mạng”, “Báo chí trong tù”, “Dọc đường kháng chiến”, “Những cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn” hay “Báo chí trong dòng chảy công nghệ”…
Thông qua các câu chuyện được kể, báo chí cách mạng hiện lên là một lực lượng mang sứ mệnh chiến đấu vì độc lập tự do, vì phồn vinh và hạnh phúc, vì tương lai của dân tộc.
Một nền báo chí đã trải qua những giai đoạn lịch sử máu và hoa, hơn 500 nhà báo đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh, hàng chục nghìn nhà báo đang tiếp tục sát cánh bên nhau và cùng xây đắp sự nghiệp cầm bút vinh quang.
Thông qua các câu chuyện được kể, báo chí cách mạng hiện lên là một lực lượng mang sứ mệnh chiến đấu vì độc lập tự do, vì phồn vinh và hạnh phúc, vì tương lai của dân tộc.
Một nền báo chí đã trải qua những giai đoạn lịch sử máu và hoa, hơn 500 nhà báo đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh, hàng chục ngàn nhà báo đang tiếp tục sát cánh bên nhau và cùng xây đắp sự nghiệp cầm bút vinh quang.
Đối với khu vực trưng bày báo Xuân và các hoạt động của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, đã giới thiệu bộ sưu tập các bìa báo Xuân cách mạng tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo Xuân của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Khu vực trưng bày được thiết kế ấn tượng với các nhóm chủ đề riêng biệt, qua đó giúp công chúng có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Thông qua các câu chuyện, công chúng báo chí hiểu thêm về truyền thống đáng tự hào của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Công chúng báo chí thích thú ghi lại hình ảnh tại gian trưng bày.
Các hiện vật được trưng bày đều có giá trị lịch sử...
Công chúng thích thú với những tờ báo xuân từ thế kỷ trước.
Được biết, thời gian qua, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được hơn 36 nghìn tài liệu, hiện vật từ 15 cuộc vận động hiến tặng và những chuyến đi sưu tầm ở gần 60 tỉnh thành phố; gần 30 cuộc trưng bày chuyên đề và tọa đàm khoa học về báo chí đã được tổ chức tại Bảo tàng và lưu động ở các địa phương khác (Bảo tàng Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh…).