Thời gian mở cửa: Từ 08h30 – 12h00 các buổi sáng thứ Hai, Tư, Sáu. Chi tiết vui lòng liên hệ:  0243.996.6982, 0986986110
22/10/2020 17:46

Hiểu về giá trị của lịch sử để rồi càng tự hào hơn về nền báo chí nước

Sáng 21/10, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã có buổi tiếp và trao đổi kinh nghiệm với hội viên Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh và một số nhà báo trẻ tới thăm quan bảo tàng.

Tại buổi tiếp, cán bộ nhân viên Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã giới thiệu tới các hội viên thăm quan các gian trưng bày và các hiện vật tại bảo tàng. Theo đó, xuất phát từ ý tưởng tâm huyết giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam...

Bảo tàng bao gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Các hội viên Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh thăm bảo tàng.

Các hội viên Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh thăm bảo tàng.

Các không gian trưng bày được bố trí trên diện tích gần 15.000 m2 và được trưng bày bằng giải pháp đồ họa trên đai vách, bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay… thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh-truyền hình-số hóa để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng khi đến với bảo tàng.

Sau khi tham quan tại bảo tàng, bác Nguyễn Văn Đạt – Nguyên là Giám đốc Đài PT- TH Quảng Ninh cho biết: “Đây là cơ hội để tôi nhìn nhận lại những kỷ vật tạo nên lịch sử báo chí Việt Nam. Dù không gian hẹp nhưng bảo tàng đã có những cách trình bày đẹp mắt. Tôi cũng mong muốn bảo tàng tiếp tục kêu gọi công chúng, đặc biệt là đoàn viên thanh niên đến thăm quan để họ có những trải nghiệm quý giá về lịch sử báo chí nước nhà. Qua mỗi hiện vật họ hiểu thêm về những câu chuyện đằng sau đó, hiểu hơn về giá trị của lịch sử để rồi càng tự hào hơn về nền báo chí nước nhà”.

Cán bộ nhân viên Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã giới thiệu các ấn phẩm báo chí đầu tiên.

Cán bộ nhân viên Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã giới thiệu các ấn phẩm báo chí đầu tiên.

Còn theo hội viên Nguyễn Sơn Hải (CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh): Đến bảo tàng chúng tôi mới hình dung được hoạt động báo chí của nước nhà trong cả một quá trình dài, đặc biệt trong thời kỳ đất nước đắm chìm trong những đêm trường nô lệ và đến cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc sau này.

“Giờ phương tiện tác nghiệp đã hiện đại, nhưng điều đáng quý là, cán bộ bảo tàng đã thu thập và đã có một số hình ảnh tư liệu từ những công cụ thô sơ đầu tiên (phương tiện truyền tin), cho đến những phương tiện, thiết bị hiện đại” hội viên Nguyễn Sơn Hải cho biết thêm.

Bác Nguyễn Văn Đạt – Nguyên là Giám đốc Đài PTTH Quảng Ninh phát biểu sau khi thăm quan bảo tàng.

Bác Nguyễn Văn Đạt – Nguyên là Giám đốc Đài PTTH Quảng Ninh phát biểu sau khi thăm quan bảo tàng.

Tiếp và trao đổi thông tin với đoàn, bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: Trong khoảng 3 tháng vừa qua, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid -19 có diễn biến phức tạp nhưng bảo tàng đã đón hơn 4.000 lượt khách, không chỉ là sinh viên học sinh, các nhà nghiên cứu mà còn có nhiều người là khách du lịch nước ngoài. Những người quan tâm đến báo chí Việt Nam ở mọi miền tổ quốc. Đặc biệt đã có những hãng thông tấn và các cơ quan báo chí lớn của Anh, Pháp, Mỹ…cũng đã đến thăm quan bảo tàng.

Theo nhà báo Đỗ Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh: "Mặc dù ở trong không gian hẹp nhưng nội dung trưng bày rất đa dạng phong phú, cách bài trí rất thu hút, đặc biệt là những tư liệu hiện vật gốc về báo chí chiếm tỷ lệ cao. Đã có trên 90% là các tư liệu hiện vật gốc, đó là điều rất đáng quý, thể hiện sự tâm huyết công phu và trách nhiệm trong việc đi sưu tầm hiện vật của báo chí Việt Nam".

Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hình thành phát triển bảo tàng.

Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hình thành phát triển bảo tàng.

Người làm báo tới đây sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu, hiểu rõ hơn về nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đối với sinh viên báo chí và công chúng báo chí cũng hiểu rõ hơn về lịch sử báo chí, lịch sử xây dựng và phát triển đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ thêm: "Hiện CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh có 84 hội viên, so với các địa phương trong cả nước thì Quảng Ninh sớm hình thành và được tổ chức thành câu lạc bộ nhà báo cao tuổi. Và có số lượng hội viên nhà báo cao tuổi rất đông đảo".

Nhà báo Đỗ Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh.

Nhà báo Đỗ Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh.

Hoạt động rất tích cực, các hội viên nhà báo cao tuổi thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế cho các hội viên có cơ hội trải nhiệm, góp phần vào việc sáng tạo, nâng cao chất lượng, khả năng sáng tác các tác phẩm báo chí.

Đoàn công tác Hội viên Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Bảo tàng báo chí Việt Nam. Ảnh: Sơn Hải

Đoàn công tác Hội viên Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh, CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Bảo tàng báo chí Việt Nam. Ảnh: Sơn Hải

"Từ đó để thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng đến với nhân dân toàn tỉnh, góp phần quảng bá, tuyên truyền hình ảnh Quảng Ninh ra bạn bè trong nước và quốc tế. Ngoài ra, CLB còn tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước của báo chí cách mạng đối với những hội viên nhà báo trẻ", nhà báo Đỗ Ngọc Hà chia sẻ.

Nguồn: Congluan.vn

Video Clip
Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ngôi nhà di sản
BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam
Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Giám đốc: Trần Thị Kim Hoa
© 2019 Bảo Tàng Báo Chí Việt Nam