Một số ý kiến về Lời ra mắt đăng trên các ấn phẩm báo chí số 1
Trưng bày và tọa đàm về Những ấn phẩm đầu tiên như một sự gợi mở và kỳ vọng chúng tôi sẽ có thêm nhiều ấn phẩm tiếp theo, để bổ sung và hoàn thiện, đủ đầy hơn để có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn khi nhận diện về báo chí trong lịch sử.
Lần giở lại lịch sử, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể có một thống kê đầy đủ về những ấn phầm báo chí đã được phát hành. Để gọi mặt, điểm tên được những ấn phẩm báo chí hiện nay đã không còn tồn tại là công việc bền bỉ và không hề dễ dàng; đặc biệt, lại là những ấn phẩm báo chí đầu tiên. Hiện nay, kho cơ sở của Bảo tàng Báo chí Việt Nam lưu giữ gần 30 nghìn tài liệu, hiện vật.
Tuy nhiên, những ấn phẩm đầu tiên chỉ có khoảng 150 tờ - một con số hết sức khiêm tốn. Thời gian qua, trong kế hoạch sưu tầm, chúng tôi vẫn luôn chú trọng tìm những ấn phẩm đầu tiên, nhưng không phải dễ. Vì sao, những ấn phẩm đầu tiên lại khó tìm, hiếm gặp, thậm chí chưa từng gặp và có sức hấp dẫn như vậy?, có thể dẫn ra một số lý do sau;
Thứ nhất, về thời gian, những ấn phẩm đầu tiên đương nhiên có tuổi đời lâu hơn, dưới góc độ bảo quản, chất liệu giấy có tuổi thọ không cao so với các chất liệu khác, cộng với đó là nhiều yếu tố khách quan khác như, chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt….vì vậy việc lưu giữ, bảo quản hết sức khó khăn; thêm vào đó, những ấn phẩm số 1 thường in với số lượng hạn chế, trong khi lượng bạn đọc thường có tâm lý đón đợi những sản phẩm đầu tiên để xem ấn phẩm đó có gì, viết gì, của ai, như thế nào và sẽ viết ra sao, thậm chí, để xem những cây bút nào viết bài, cộng tác với ấn phẩm đó, dẫn đến việc khó tìm, hiếm và trở nên quý.
Điều này có thể thấy rõ, cho đến thời điểm này, theo chủ quan của chúng tôi, nhiều ấn phẩm báo chí số 1 chỉ mới nghe tên, chưa hề nhìn thấy diện mạo như, Gia Định báo (1865), Thanh Niên (Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, 1925), Phan Yên báo (1898)…; Đấy cũng là lý do vì sao trong trưng bày Những ấn phẩm đầu tiên lần này chúng tôi có giới thiệu một vài ấn phẩm báo chí mà không phải là số 1.
Thứ hai, thời điểm ra đời của những ấn phẩm đầu tiên thường vào những ngày kỷ niệm, những sự kiện đặc biệt quan trọng, có dấu ấn đáng nhớ của lịch sử, thu hút nhiều người quan tâm, đón đọc. Một số ấn phẩm chọn ngày ra số đầu tiên đúng vào Tết Nguyên đán, vì thế số đầu tiên cũng đồng thời là số Xuân có thể kể đến, Tạp chí Quê Hương (1993), Báo Khởi Điểm (1972), Báo Nữ Lưu (1951), Chuyên san Văn học tạp chí (1959), Báo Thời Văn (1975), Văn hóa Nghệ thuật (1971), Hải Triều Âm (1973), Tạp chí Văn nghệ Bắc Thái (1979) …; hoặc các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, ngày Quốc Khánh 2.9 như, Báo Tuổi trẻ (ra dịp kỷ niệm 2/9/1975), Báo Phụ nữ Thủ đô (ra mắt đúng ngày kỷ niệm Tổng khởi nghĩa Hà Nội, 19/8/1945); Tạp chí Quê hương (số viết riêng về Thành phố Phan Thiết, 1993); Tạp chí Sáng tạo (số đặc biệt về Hội nghị Văn nghệ kháng chiến, 1948)…; Thường khi ấn phẩm xuất bản vào những thời điểm lịch sử đặc biệt sẽ được nhiều người quan tâm, chú ý, đón đọc lưu trữ làm kỷ niệm. Người sưu tầm cùng giữ lại.
Có thể độc giả quan tâm đến bài viết, người viết hay sự kiện không đơn giản chỉ là việc đọc, nghiên cứu, sưu tầm mà có thể lưu giữ để làm kỷ niệm… đây cũng là một trong những lý do khiến cho các ấn phẩm số 1 khan hiếm hơn so với các số báo sau.
Thứ ba, quan trọng nhất là trên số 1 cho biết rất nhiều thông tin cốt lõi như, thể loại, nội dung, tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động, cơ quan chủ quản, người làm, người viết của ấn phẩm đó, vì vây, độc giả chỉ cần có số 1 thì sẽ quyết định nên hay không nên theo đuổi ấn phẩm đó.
Nói như thế, để thấy rằng những ấn phẩm đầu tiên luôn hấp dẫn, đó là một trong những mấu chốt để tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nó. Chính vì thế có người cho rằng, chỉ cần có ấn phẩm đầu tiên chúng ta có thể giải mã được nhiều vấn đề khác của báo chí. Khi tìm hiểu về những ấn phẩm báo chí đầu tiên, chúng tôi quan tâm đến Lời ra mắt (tạm gọi như vậy), bởi ở đây hội tụ khá đầy đủ những điều cần biết về ấn phẩm báo chí đó. Song, ở mỗi ấn phẩm lại có những cách giới thiệu khác nhau, có thể dẫn ra đây một số điểm sau:
Một là, về tên gọi, trong số những ấn phẩm báo chí số 1 mà chúng tôi được tiếp cận, riêng về Lời ra mắt đã có những cách gọi tên khác nhau. Nhiều khi chỉ rát đơn giản như là, Lời Phi lộ, Thay lời Phi lộ, Lời nói đầu, Cùng bạn đọc, Lời ra mắt, Bạn đọc thân mến, Kính cáo quốc dân, Lá thư ra mắt, Thư Ban biên tập, Lời tòa soạn, Kính chào bạn đọc, Tôn chỉ, Cảm tạ, Mấy lời chân thành bộc bạch, Mấy lời cáo lỗi và minh tạ các vị đồng văn, Bạn đọc yêu quý, Tuyên cáo, Kính cáo đồng bào, Gửi bạn đọc, Mấy lời giới thiệu, ... tựu trung lại tất cả như một lời trình bày ý kiến, thái độ của mình ngay từ khi mới xuất hiện. Đây là cách gọi tên khá phổ biến của hầu hết các ấn phẩm báo chí từ trước đến nay.
Một số ấn phẩm khác chọn cách giới thiệu tên mình như một lời thông báo, xưng danh với độc giả, Tạp chí Nghiên cứu ra đời, Tạp chí Lịch sử Đảng ra đời, Sông Hương chào đời, Lời tuyên bố tinh thần của quốc gia, Báo Bảo vệ Pháp luật kính chào bạn đọc, Lời ra mắt của Giải phóng xã, Dân Muốn ra đời, Báo Giải phóng ra đời, Đông Thanh tạp chí, Kèn gọi lính, Bình Dân lên tiếng ... Số khác chọn lời ra mắt đi thẳng vào vấn đề nội tại như, Tờ báo mới trách nhiệm thì không mới, Mục đích của Tao Đàn, Tự học, Tiểu thuyết, tiểu thuyết và… tiểu thuyết, Lời kêu gọi hỡi anh chị em công nhân, Báo Tiên Phong là báo gì?, Hy sinh…tranh đấu, Ngày Nay trước giai đoạn quyết liệt, Mục đích tờ Chiến sỹ … Một số ấn phẩm lại có cách giới thiệu rất đặc biệt như, Bão (Thông Loại khóa trình, 1888), Có (Báo Quân đội Nhân dân, 1950), Tờ báo này không có bài phi lộ ra đời (Báo Nhành Lúa, 1937), Ý hưởng (Tạp chí Đối diện, 1969), Vườn hồng đã trổ hoa thơm (Tiểu thuyết thứ bảy, 1960); Nói và làm (Báo Đời sống mới, 1948)…
Ngoài ra, còn có ấn phẩm lời ra mắt không ghi tiêu đề như đại đa số các tờ báo, chí khác, đó là Báo Dân Mới (1946),… hoặc không có cả lời ra mắt như, Báo Độc lập chủ nhật (1946), Báo Buổi sáng (1952), Tạp chí Quê hương (1993), Báo ảnh Hình ảnh Việt Nam (1954), tạp chí Trình bầy (1970), Báo Khoa học (1942), Đặc san Khởi điểm (1972), Báo Bạn gái Sài Gòn (1966) …
Hai là, về vị trí, đa số các ấn phẩm có in lời ra mắt đều được đặt ở vị trí trang đầu (đối với báo tờ), trang bìa trong, trang 1 (đối với báo đóng quyền), hoặc là trang sau cùng như Báo Kiến Thiết (bìa 4). Tuy nhiên, cũng có một số ấn phẩm báo chí, lời ra mắt được đặt ở trang giữa, Báo Nhân dân (1951, in ở trang 6), Báo Sinh viên (1942, in ở trang 9).
Ba là, thông qua lời ra mắt có thể cho ta biết về, tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động, cơ quan chủ quản và tác giả của những bài viết của từng ấn phẩm đó. Quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy, trong lời ra mắt các ấn phẩm đều nêu rõ tôn chỉ, mục đích và phương châm hoạt động của mình. Có thể trích dẫn ra đây một số câu trong các ấn phẩm tiểu biểu như:
…Chúng tôi có nhiệm vụ góp phần vào việc đem đường lối, chủ trương của Bộ Tổng Tư Lệnh. Chính phủ, đoàn thể thấm nhuần vào toàn thể Quân - đội và Nhân – dân để ai nấy ngùn ngụt lửa căm thù, kiên quyết diệt mọi gian khổ chiến thắng giặc Pháp xâm lược và bọn Mỹ can thiệp. Nhiệm vụ nặng nề ấy, chúng tôi kiên quyết làm tròn như đã hữa với Hồ Chủ Tịch và Đại tướng Tổng Tư Lệnh… (Báo Quân Đội Nhân dân, 1950);
… Đảng Lao động Việt Nam thành lập để phục vụ nhân dân, phụng sự kháng chiến. Báo Nhân Dân của Đảng ra đời, làm nhiệm vụ phản ánh trung thành nguyện vọng của nhân dân, thực tế của kháng chiến, và trình bày chính sách, chủ trương của Đảng. Nó là nơi nhân dân và Đảng cùng nhau trao đổi ý kiến, nhận xét và phê bình… (Báo Nhân dân, 1951);
…Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ tất cả những nỗi ấy: cái nỗi nhục nhằn của một dân tộc lầm than, cái xót xa của những tâm hồn yêu nước. Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ vì chính mình cũng đã phải vượt qua bao nhiêu trở ngại mới trình bày được số này với đồng bào các giới… (Báo Cứu Quốc, 1942).
…Ích - Hữu muốn làm một tên quân dọn lối của quốc - dân trên con đường tiến - hóa. Đứng - đắn, có ích, hoạt - động vui - vẻ là tinh - chất cốt yếu của Ích - Hữu Tuần báo… (Tuần báo Ích Hữu, 1936)
…Kèn gọi lính sẽ hòa cùng một điệu với ngàn vạn trái tim của anh em binh lính đang sôi sục căm hờn lũ giặc nước bạo tàn. Kèn gọi lính sẽ lên tiếng kêu gọi các bạn quân nhân đi vào con đường cứu nước, cùng nhau khoác tay khăng khít trong hàng ngũ Việt Nam quân nhân cứu quốc Hội… (Báo Kèn gọi lính, 1944);
… Báo chí là một bộ phận của văn hóa. Kiến Quốc vẫn là một phần từ của Báo chí, nó cũng mong được “ném đá để dẫn ngọc”. Và khi nó cũng là một “công dân” đối với quốc gia, xã hội, cố nhiên là nó nhận thấy có phần trách vụ của mình… (Báo Kiến Quốc, 1947);
… Tờ Sáng Tạo ra đời. Nó sẽ nhận sứ mệnh của nó: gánh lấy một phần trách nhiệm trong công cuộc toàn dân kháng chiến ... (Báo Sáng Tạo, 1948)…;
…Tôn chỉ
Bệnh vực quyền lợi dân chúng cần lao.
Yêu sách các tự do dân chủ
Nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội (Nguyệt báo Zân,1938)…
Như vậy, qua lời ra mắt công chúng có thể thâu tóm được gần như tinh thần, đường hướng của tờ báo. Nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại của ấn phẩm báo chí. Ngoại trừ một số trường hợp, sẽ có sự đổi thay do hoàn cảnh lịch sử xã hội, sáp nhập, hay do bị đình bản của ấn phẩm. Một trong số những trường hợp đó là tờ Le Nhà Quê với lời tuyên ngôn được dịch từ tiếng Pháp “Hãy bắt đầu nghiệp lớn! Hãy kết sức trẻ, bẻ gãy xích xiềng, để ngày mai con cháu ta được làm công dân một nước tự do vĩ đại” (Le Nhà quê, 1926). Với tuyên ngôn yêu nước mạnh mẽ của tờ báo đã khiến chính quyền bảo hộ ngay lập tức bắt giam chủ bút Nguyễn Khánh Toàn, và tờ báo chỉ ra được một số duy nhất rồi bị đình bản.
Ngoài ra, ngay trong lời ra mắt, nhiều ấn phẩm cho ta biết cơ quan chủ quản, nguồn gốc xuất thân từ báo của nhà nước hay tư nhân; hoàn cảnh ra đời và có khi là cây bút tiêu biểu, tên tuổi trong làng báo chí.
Liên quan đến nội dung được đề cập trong lời ra mắt, ngoài những vấn đề nêu trên, cuối lời ra mắt thường có lời cảm ơn, lời cảm thông hay là lời kêu gọi các độc giả đóng góp ý kiến, gửi bài. Đề cao vai trò của độc giả là một trong những sách lược, chiến lược của các ấn phẩm báo chí và nó được trân trọng gửi gắm ngay trong lời ra mắt. Bởi độc giả chính là người thẩm định, quyết định sự phát triển, tồn hay vong của ấn phẩm báo chí đó (trừ một số ấn phẩm phục vụ cho mục đích cách mạng do chính quyền đàn áp mạnh nên bị cấm xuất bản).
Tóm lại, những ấn phẩm đầu tiên thực sự có giá trị, và những lời ra mắt được thể hiện trong đó chính là hồn cốt của ấn phẩm đó. Từ nguồn cơ sở hiện vật ít ỏi, bước đầu chúng tôi chỉ có thể đưa ra một vài ý kiến về những ấn phẩm đầu tiên thông qua lời ra mắt. Trưng bày và tọa đàm về Những ấn phẩm đầu tiên lần này như một sự gợi mở và kỳ vọng chúng tôi sẽ có thêm nhiều ấn phẩm tiếp theo, để bổ sung và hoàn thiện, đủ đầy hơn để có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn khi nhận diện về báo chí trong lịch sử và vai trò, đóng góp của báo chí đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
TS. Nguyễn Thu Hiền
Tuy nhiên, những ấn phẩm đầu tiên chỉ có khoảng 150 tờ - một con số hết sức khiêm tốn. Thời gian qua, trong kế hoạch sưu tầm, chúng tôi vẫn luôn chú trọng tìm những ấn phẩm đầu tiên, nhưng không phải dễ. Vì sao, những ấn phẩm đầu tiên lại khó tìm, hiếm gặp, thậm chí chưa từng gặp và có sức hấp dẫn như vậy?, có thể dẫn ra một số lý do sau;
Thứ nhất, về thời gian, những ấn phẩm đầu tiên đương nhiên có tuổi đời lâu hơn, dưới góc độ bảo quản, chất liệu giấy có tuổi thọ không cao so với các chất liệu khác, cộng với đó là nhiều yếu tố khách quan khác như, chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt….vì vậy việc lưu giữ, bảo quản hết sức khó khăn; thêm vào đó, những ấn phẩm số 1 thường in với số lượng hạn chế, trong khi lượng bạn đọc thường có tâm lý đón đợi những sản phẩm đầu tiên để xem ấn phẩm đó có gì, viết gì, của ai, như thế nào và sẽ viết ra sao, thậm chí, để xem những cây bút nào viết bài, cộng tác với ấn phẩm đó, dẫn đến việc khó tìm, hiếm và trở nên quý.
Điều này có thể thấy rõ, cho đến thời điểm này, theo chủ quan của chúng tôi, nhiều ấn phẩm báo chí số 1 chỉ mới nghe tên, chưa hề nhìn thấy diện mạo như, Gia Định báo (1865), Thanh Niên (Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, 1925), Phan Yên báo (1898)…; Đấy cũng là lý do vì sao trong trưng bày Những ấn phẩm đầu tiên lần này chúng tôi có giới thiệu một vài ấn phẩm báo chí mà không phải là số 1.
Thứ hai, thời điểm ra đời của những ấn phẩm đầu tiên thường vào những ngày kỷ niệm, những sự kiện đặc biệt quan trọng, có dấu ấn đáng nhớ của lịch sử, thu hút nhiều người quan tâm, đón đọc. Một số ấn phẩm chọn ngày ra số đầu tiên đúng vào Tết Nguyên đán, vì thế số đầu tiên cũng đồng thời là số Xuân có thể kể đến, Tạp chí Quê Hương (1993), Báo Khởi Điểm (1972), Báo Nữ Lưu (1951), Chuyên san Văn học tạp chí (1959), Báo Thời Văn (1975), Văn hóa Nghệ thuật (1971), Hải Triều Âm (1973), Tạp chí Văn nghệ Bắc Thái (1979) …; hoặc các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, ngày Quốc Khánh 2.9 như, Báo Tuổi trẻ (ra dịp kỷ niệm 2/9/1975), Báo Phụ nữ Thủ đô (ra mắt đúng ngày kỷ niệm Tổng khởi nghĩa Hà Nội, 19/8/1945); Tạp chí Quê hương (số viết riêng về Thành phố Phan Thiết, 1993); Tạp chí Sáng tạo (số đặc biệt về Hội nghị Văn nghệ kháng chiến, 1948)…; Thường khi ấn phẩm xuất bản vào những thời điểm lịch sử đặc biệt sẽ được nhiều người quan tâm, chú ý, đón đọc lưu trữ làm kỷ niệm. Người sưu tầm cùng giữ lại.
Có thể độc giả quan tâm đến bài viết, người viết hay sự kiện không đơn giản chỉ là việc đọc, nghiên cứu, sưu tầm mà có thể lưu giữ để làm kỷ niệm… đây cũng là một trong những lý do khiến cho các ấn phẩm số 1 khan hiếm hơn so với các số báo sau.
Thứ ba, quan trọng nhất là trên số 1 cho biết rất nhiều thông tin cốt lõi như, thể loại, nội dung, tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động, cơ quan chủ quản, người làm, người viết của ấn phẩm đó, vì vây, độc giả chỉ cần có số 1 thì sẽ quyết định nên hay không nên theo đuổi ấn phẩm đó.
Nói như thế, để thấy rằng những ấn phẩm đầu tiên luôn hấp dẫn, đó là một trong những mấu chốt để tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nó. Chính vì thế có người cho rằng, chỉ cần có ấn phẩm đầu tiên chúng ta có thể giải mã được nhiều vấn đề khác của báo chí. Khi tìm hiểu về những ấn phẩm báo chí đầu tiên, chúng tôi quan tâm đến Lời ra mắt (tạm gọi như vậy), bởi ở đây hội tụ khá đầy đủ những điều cần biết về ấn phẩm báo chí đó. Song, ở mỗi ấn phẩm lại có những cách giới thiệu khác nhau, có thể dẫn ra đây một số điểm sau:
Một là, về tên gọi, trong số những ấn phẩm báo chí số 1 mà chúng tôi được tiếp cận, riêng về Lời ra mắt đã có những cách gọi tên khác nhau. Nhiều khi chỉ rát đơn giản như là, Lời Phi lộ, Thay lời Phi lộ, Lời nói đầu, Cùng bạn đọc, Lời ra mắt, Bạn đọc thân mến, Kính cáo quốc dân, Lá thư ra mắt, Thư Ban biên tập, Lời tòa soạn, Kính chào bạn đọc, Tôn chỉ, Cảm tạ, Mấy lời chân thành bộc bạch, Mấy lời cáo lỗi và minh tạ các vị đồng văn, Bạn đọc yêu quý, Tuyên cáo, Kính cáo đồng bào, Gửi bạn đọc, Mấy lời giới thiệu, ... tựu trung lại tất cả như một lời trình bày ý kiến, thái độ của mình ngay từ khi mới xuất hiện. Đây là cách gọi tên khá phổ biến của hầu hết các ấn phẩm báo chí từ trước đến nay.
Một số ấn phẩm khác chọn cách giới thiệu tên mình như một lời thông báo, xưng danh với độc giả, Tạp chí Nghiên cứu ra đời, Tạp chí Lịch sử Đảng ra đời, Sông Hương chào đời, Lời tuyên bố tinh thần của quốc gia, Báo Bảo vệ Pháp luật kính chào bạn đọc, Lời ra mắt của Giải phóng xã, Dân Muốn ra đời, Báo Giải phóng ra đời, Đông Thanh tạp chí, Kèn gọi lính, Bình Dân lên tiếng ... Số khác chọn lời ra mắt đi thẳng vào vấn đề nội tại như, Tờ báo mới trách nhiệm thì không mới, Mục đích của Tao Đàn, Tự học, Tiểu thuyết, tiểu thuyết và… tiểu thuyết, Lời kêu gọi hỡi anh chị em công nhân, Báo Tiên Phong là báo gì?, Hy sinh…tranh đấu, Ngày Nay trước giai đoạn quyết liệt, Mục đích tờ Chiến sỹ … Một số ấn phẩm lại có cách giới thiệu rất đặc biệt như, Bão (Thông Loại khóa trình, 1888), Có (Báo Quân đội Nhân dân, 1950), Tờ báo này không có bài phi lộ ra đời (Báo Nhành Lúa, 1937), Ý hưởng (Tạp chí Đối diện, 1969), Vườn hồng đã trổ hoa thơm (Tiểu thuyết thứ bảy, 1960); Nói và làm (Báo Đời sống mới, 1948)…
Ngoài ra, còn có ấn phẩm lời ra mắt không ghi tiêu đề như đại đa số các tờ báo, chí khác, đó là Báo Dân Mới (1946),… hoặc không có cả lời ra mắt như, Báo Độc lập chủ nhật (1946), Báo Buổi sáng (1952), Tạp chí Quê hương (1993), Báo ảnh Hình ảnh Việt Nam (1954), tạp chí Trình bầy (1970), Báo Khoa học (1942), Đặc san Khởi điểm (1972), Báo Bạn gái Sài Gòn (1966) …
Hai là, về vị trí, đa số các ấn phẩm có in lời ra mắt đều được đặt ở vị trí trang đầu (đối với báo tờ), trang bìa trong, trang 1 (đối với báo đóng quyền), hoặc là trang sau cùng như Báo Kiến Thiết (bìa 4). Tuy nhiên, cũng có một số ấn phẩm báo chí, lời ra mắt được đặt ở trang giữa, Báo Nhân dân (1951, in ở trang 6), Báo Sinh viên (1942, in ở trang 9).
Ba là, thông qua lời ra mắt có thể cho ta biết về, tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động, cơ quan chủ quản và tác giả của những bài viết của từng ấn phẩm đó. Quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy, trong lời ra mắt các ấn phẩm đều nêu rõ tôn chỉ, mục đích và phương châm hoạt động của mình. Có thể trích dẫn ra đây một số câu trong các ấn phẩm tiểu biểu như:
…Chúng tôi có nhiệm vụ góp phần vào việc đem đường lối, chủ trương của Bộ Tổng Tư Lệnh. Chính phủ, đoàn thể thấm nhuần vào toàn thể Quân - đội và Nhân – dân để ai nấy ngùn ngụt lửa căm thù, kiên quyết diệt mọi gian khổ chiến thắng giặc Pháp xâm lược và bọn Mỹ can thiệp. Nhiệm vụ nặng nề ấy, chúng tôi kiên quyết làm tròn như đã hữa với Hồ Chủ Tịch và Đại tướng Tổng Tư Lệnh… (Báo Quân Đội Nhân dân, 1950);
… Đảng Lao động Việt Nam thành lập để phục vụ nhân dân, phụng sự kháng chiến. Báo Nhân Dân của Đảng ra đời, làm nhiệm vụ phản ánh trung thành nguyện vọng của nhân dân, thực tế của kháng chiến, và trình bày chính sách, chủ trương của Đảng. Nó là nơi nhân dân và Đảng cùng nhau trao đổi ý kiến, nhận xét và phê bình… (Báo Nhân dân, 1951);
…Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ tất cả những nỗi ấy: cái nỗi nhục nhằn của một dân tộc lầm than, cái xót xa của những tâm hồn yêu nước. Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ vì chính mình cũng đã phải vượt qua bao nhiêu trở ngại mới trình bày được số này với đồng bào các giới… (Báo Cứu Quốc, 1942).
…Ích - Hữu muốn làm một tên quân dọn lối của quốc - dân trên con đường tiến - hóa. Đứng - đắn, có ích, hoạt - động vui - vẻ là tinh - chất cốt yếu của Ích - Hữu Tuần báo… (Tuần báo Ích Hữu, 1936)
…Kèn gọi lính sẽ hòa cùng một điệu với ngàn vạn trái tim của anh em binh lính đang sôi sục căm hờn lũ giặc nước bạo tàn. Kèn gọi lính sẽ lên tiếng kêu gọi các bạn quân nhân đi vào con đường cứu nước, cùng nhau khoác tay khăng khít trong hàng ngũ Việt Nam quân nhân cứu quốc Hội… (Báo Kèn gọi lính, 1944);
… Báo chí là một bộ phận của văn hóa. Kiến Quốc vẫn là một phần từ của Báo chí, nó cũng mong được “ném đá để dẫn ngọc”. Và khi nó cũng là một “công dân” đối với quốc gia, xã hội, cố nhiên là nó nhận thấy có phần trách vụ của mình… (Báo Kiến Quốc, 1947);
… Tờ Sáng Tạo ra đời. Nó sẽ nhận sứ mệnh của nó: gánh lấy một phần trách nhiệm trong công cuộc toàn dân kháng chiến ... (Báo Sáng Tạo, 1948)…;
…Tôn chỉ
Bệnh vực quyền lợi dân chúng cần lao.
Yêu sách các tự do dân chủ
Nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội (Nguyệt báo Zân,1938)…
Như vậy, qua lời ra mắt công chúng có thể thâu tóm được gần như tinh thần, đường hướng của tờ báo. Nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại của ấn phẩm báo chí. Ngoại trừ một số trường hợp, sẽ có sự đổi thay do hoàn cảnh lịch sử xã hội, sáp nhập, hay do bị đình bản của ấn phẩm. Một trong số những trường hợp đó là tờ Le Nhà Quê với lời tuyên ngôn được dịch từ tiếng Pháp “Hãy bắt đầu nghiệp lớn! Hãy kết sức trẻ, bẻ gãy xích xiềng, để ngày mai con cháu ta được làm công dân một nước tự do vĩ đại” (Le Nhà quê, 1926). Với tuyên ngôn yêu nước mạnh mẽ của tờ báo đã khiến chính quyền bảo hộ ngay lập tức bắt giam chủ bút Nguyễn Khánh Toàn, và tờ báo chỉ ra được một số duy nhất rồi bị đình bản.
Ngoài ra, ngay trong lời ra mắt, nhiều ấn phẩm cho ta biết cơ quan chủ quản, nguồn gốc xuất thân từ báo của nhà nước hay tư nhân; hoàn cảnh ra đời và có khi là cây bút tiêu biểu, tên tuổi trong làng báo chí.
Liên quan đến nội dung được đề cập trong lời ra mắt, ngoài những vấn đề nêu trên, cuối lời ra mắt thường có lời cảm ơn, lời cảm thông hay là lời kêu gọi các độc giả đóng góp ý kiến, gửi bài. Đề cao vai trò của độc giả là một trong những sách lược, chiến lược của các ấn phẩm báo chí và nó được trân trọng gửi gắm ngay trong lời ra mắt. Bởi độc giả chính là người thẩm định, quyết định sự phát triển, tồn hay vong của ấn phẩm báo chí đó (trừ một số ấn phẩm phục vụ cho mục đích cách mạng do chính quyền đàn áp mạnh nên bị cấm xuất bản).
Tóm lại, những ấn phẩm đầu tiên thực sự có giá trị, và những lời ra mắt được thể hiện trong đó chính là hồn cốt của ấn phẩm đó. Từ nguồn cơ sở hiện vật ít ỏi, bước đầu chúng tôi chỉ có thể đưa ra một vài ý kiến về những ấn phẩm đầu tiên thông qua lời ra mắt. Trưng bày và tọa đàm về Những ấn phẩm đầu tiên lần này như một sự gợi mở và kỳ vọng chúng tôi sẽ có thêm nhiều ấn phẩm tiếp theo, để bổ sung và hoàn thiện, đủ đầy hơn để có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn khi nhận diện về báo chí trong lịch sử và vai trò, đóng góp của báo chí đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
TS. Nguyễn Thu Hiền
Tin mới
Tin cũ