Nhà báo Nick Út: “Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam”
“Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam. Tôi muốn người trẻ có thể hiểu được lịch sử về báo chí, lịch sử Việt Nam qua những kỉ vật của mình” – chia sẻ của nhà báo, nhiếp ảnh gia Nick Út
“Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam. Tôi muốn người trẻ có thể hiểu được lịch sử về báo chí, lịch sử Việt Nam qua những kỉ vật của mình” – chia sẻ của nhà báo, nhiếp ảnh gia Nick Út khiến nhiều người cảm động.
Qua đó, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của báo chí và sức mạnh của sự thật do báo chí đem lại cho công chúng. Câu chuyện về bức ảnh “Em bé Napalm” đã chứng minh được giá trị và sức mạnh to lớn của báo chí trước đây, bây giờ và về sau. Điều này càng cho thấy rõ được sức mạnh và vai trò của báo chí đối với xã hội và cuộc sống như thế nào.
Đạo đức, nhân cách và trái tim của những người làm báo Trả lời câu hỏi của báo chí về lí do trao kỉ vật này cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam trong khi có rất nhiều lời ngỏ từ các bảo tàng lớn trên thế giới, nhà báo Nick Út chia sẻ: “Bảo tàng nào trưng bày kỉ vật của tôi thì tôi cũng đều rất vui. Nhưng tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam. Tôi muốn người trẻ có thể hiểu được lịch sử về báo chí, lịch sử Việt Nam qua những kỉ vật của mình. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục trao thêm nhiều kỉ vật tới Bảo tàng Báo chí Việt Nam”. Những chia sẻ của nhà báo, nhiếp ảnh gia Nick Út khiến những người dự chương trình vô cùng cảm động.
Bà Trần Thị Kim Hoa – Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam - chia sẻ: “Lịch sử báo chí Việt Nam có những đóng góp rất quan trọng của những nhà báo quốc tế làm báo tại việt Nam, trong đó có Nick Út. Đặc biệt, trong chiến tranh chống Mỹ, các nhà báo đã khẳng định đóng góp của họ trong hoạt động nghề nghiệp bằng chứng là một trong những bức ảnh đó là tác phẩm “Em bé Napalm” đã gây rúng động nước Mỹ lúc bấy giờ.
Những bức ảnh đó giúp thế giới biết về một Việt Nam trong chiến tranh và đến gần hơn sự thật chiến tranh Việt Nam. Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo sẽ gặp những tình huống buộc phải lựa chọn. Nhà báo cần lựa chọn cứu tính mạng một con người hay làm vì những điều lớn hơn chứ không chỉ là một bức ảnh và một tác phẩm báo chí. Nick Út là một người đã làm như vậy! Tôi mong rằng Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ kể được những câu chuyện như thế, đặc biệt nói lên được về đạo đức, nhân cách, sự nhân văn, trái tim của người làm trong hoàn cảnh giữa sống và chết”, bà Hoa chia sẻ. Một số bức ảnh của nhà báo Nick Út chụp tại Việt Nam:
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, SN 1951 tại Long An, là người Mỹ gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu được nhận vào làm việc cho hãng tin Associated Press (AP). Ông là tác giả bức ảnh “Em bé Napalm” thể hiện em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom Napalm Mỹ tại Trảng Bàng – Tây Ninh năm 1972. Bức ảnh sau đó xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo khắp toàn cầu và gây rúng động về sự thật khốc liệt của cuộc đấu tranh tại Việt Nam. Sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Nick Út đã đưa Kim Phúc vào bệnh viện và em đã được cứu sống. Đây là bức ảnh đã làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Nguồn: laodong.com.vn
Tin mới
Tin cũ