Trần Bá Lạn và “Nghĩa nặng tình sâu”
Ngày 15/8, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp cùng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Nhà báo - Nhà giáo Trần Bá Lạn “Từ giảng đường đến cuộc đời”” và Lễ ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu”.
“Nghĩa nặng tình sâu” là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Trần Bá Lạn. Sách là tuyển tập các tư liệu xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí; các tác phẩm báo chí được sử dụng hơn 60 năm qua; các tư liệu nghiên cứu cội nguồn dòng họ Trần Bính làng Văn Hội.
Tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đề cập những giá trị lớn lao trong cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu" của nhà báo Trần Bá Lạn, bao gồm một số tác phẩm báo chí và những tư liệu khảo cứu văn hoá lần đầu tiên được công bố. Đặc biệt hơn nữa, tác giả cuốn sách - nhà báo, nhà giáo, nhà văn hoá Trần Bá Lạn là một trong số hiếm hoi các tác giả xuất bản sách ở dạng một công trình nghiên cứu khoa học khi thầy ở độ tuổi sắp bước qua một thế kỷ sống và cống hiến.
"Thầy Trần Bá Lạn là hình mẫu của một nhà báo cách mạng, một người thầy báo chí mô phạm, còn sức lực là còn cống hiến cho sự nghiệp báo chí, cống hiến cho đất nước. Người thầy ngót 100 tuổi ấy là hình mẫu điển hình của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá. Vô cùng cảm phục tài năng tâm huyết của thầy" – Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng.
Bà cũng chia sẻ rằng thế hệ bà đã tiếp thu những tinh hoa nghề nghiệp qua những giáo trình nghiệp vụ báo chí của thầy Trần Bá Lạn từ khi mới chập chững vào nghề, đọc và học theo sách mà quý mến và kính trọng thầy qua những tri thức được thầy truyền dạy.
Thông qua cuốn sách, GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đề cao đặc biệt những đóng góp to lớn, không biết mệt mỏi của nhà báo - nhà giáo Trần Bá Lạn, ngay cả khi đã 95 tuổi, vào quá trình giải bài toán thất truyền lịch sử.
“Đó là bài toán thất truyền lịch sử của địa phương Thường Tín. Nhờ có thầy, những giá trị văn hóa được khơi dậy. Đó là bài học để giáo dục những thế hệ mai sau.“ - GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết.
Ông còn nhận định sâu sắc công lao đóng góp của thầy gắn với quá trình xây dựng và phát triển ngành đào tạo báo chí Việt Nam. Minh chứng bằng những chuyến đi thực tế, những tác phẩm báo chí đăng tải trên truyền thông quốc tế…; tất cả đều gắn với công việc của một người thầy, một người nghiên cứu báo chí, một người làm việc tâm huyết về đào tạo báo chí.
“Sách của thầy chính là một phần của đào tạo báo chí Việt Nam, trong đó có Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bây giờ.” - GS.TS Tạ Ngọc Tấn
Nhà báo Trần Bá Lạn dự tính ra cuốn sách từ 10 năm trước. Ông cũng bày tỏ cuốn sách chỉ chắt lọc những chi tiết cần thiết, “không thể viết dài viết dày”, nhằm phù hợp với thời đại thông tin 4.0.
“Khi cấp trên quyết định tôi về làm trường, mở khoa Báo chí, chỉ có cái phòng với bộ bàn ghế, cực kỳ khó khăn. Vừa mở một thời gian ngắn thì chiến tranh leo thang năm 1964, mọi thứ đều dang dở. Đến Tết Mậu Thân 68 thì không thể không mở đại học báo chí, lúc đó tôi phải chạy xin cán bộ.
May mắn là Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Hoàng Tùng quan tâm đến việc đào tạo nhà báo, nên đã triệu tập một hội nghị đặc biệt, gồm tất cả các nhà báo chủ chốt của Hà Nội và Trung ương. Đó là một hội nghị rất quan trọng để tổng kết vấn đề của báo chí Việt Nam, mở ra hướng đi đủ bài bản để anh em học thành nghề. Những người tham gia tổng kết đã về giảng dạy cho chính khóa I, nhiều học viên không hiểu sao toàn các nhà báo lão thành về giảng. Căn cứ trên đó để bảo đảm chất lượng đào tạo và cơ sở để xây dựng giáo trình. Đó là tính vĩ đại từ sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương.” - Nhà báo Trần Bá Lạn xúc động chia sẻ.
Ông trân trọng những đóng góp rất quan trọng trong thời kỳ đầu xây dựng trường báo của Hội Nhà báo Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí khác. “Nghĩa nặng tình sâu” là lời tri ân sâu đậm với toàn ngành báo của Nhà báo - Nhà giáo Trần Bá Lạn.
Người thầy 95 tuổi, với 70 năm sự nghiệp gắn bó với nghề báo - là công việc đầu tiên và kéo dài tới tận ngày nay, cho rằng bản thân ông chỉ coi đó là cái “nghiệp”.
“Cái nghiệp thứ nhất là nghiệp làm báo. Cái thứ hai là tham gia nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy báo chí. Cái thứ ba là nghiên cứu, khảo cứu các di khảo tiếng Hán.”
Nhà báo Nguyễn Uyển, học viên khóa I khoa Báo chí, nhắc lại những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời học tập và sự nghiệp cùng thầy Trần Bá Lạn. Ông cho rằng thầy Trần Bá Lạn như một nhà nho còn sót lại với những công trình nghiên cứu đồ sộ, phong phú, đa dạng, không chỉ cho dòng họ quê hương mà còn với quốc gia, với lịch sử báo chí nước nhà.
Đối với ông, bộ sách về nghiệp vụ báo chí đầu tiên gần 1000 trang, mãi mãi là dấu ấn quan trọng, sâu đậm trong lòng các thế hệ sinh viên những ngày đầu.
“Chúng tôi không chỉ học thầy ở giảng đường mà chúng tôi còn học thầy ở trong cuộc đời.” - Nhà báo Nguyễn Uyển nói về người thầy dạy làm báo đầu tiên của ông.
Chia sẻ tại diễn đàn, các thế hệ học trò cùng những đồng nghiệp đã bày tỏ niềm kính trọng và yêu mến một người thầy mẫu mực và thông tuệ.
“Ở tuổi xế chiều, cầm trên tay tập sách thứ 3 của thầy Trần Bá Lạn với cái tên thân thương “Nghĩa nặng tình sâu”... tôi bồi hồi xúc động, vậy là ở tuổi 93 thầy vẫn cho ra sách. Đồng nghiệp chúng tôi từng học ở mái trường này ai cũng vui, phấn chấn truyền tin cho nhau". - một cựu học viên khóa II cho biết.
Cũng tại buổi lễ, thầy Trần Bá Lạn đã trao tặng nhiều tư liệu, hiện vật quý cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đặc biệt trong số đó là 02 bản gốc tập sách “Nghiệp vụ báo chí” đầu tiên của Khoa Báo chí, xuất bản năm 1977 và 1978.
Tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đề cập những giá trị lớn lao trong cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu" của nhà báo Trần Bá Lạn, bao gồm một số tác phẩm báo chí và những tư liệu khảo cứu văn hoá lần đầu tiên được công bố. Đặc biệt hơn nữa, tác giả cuốn sách - nhà báo, nhà giáo, nhà văn hoá Trần Bá Lạn là một trong số hiếm hoi các tác giả xuất bản sách ở dạng một công trình nghiên cứu khoa học khi thầy ở độ tuổi sắp bước qua một thế kỷ sống và cống hiến.
"Thầy Trần Bá Lạn là hình mẫu của một nhà báo cách mạng, một người thầy báo chí mô phạm, còn sức lực là còn cống hiến cho sự nghiệp báo chí, cống hiến cho đất nước. Người thầy ngót 100 tuổi ấy là hình mẫu điển hình của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá. Vô cùng cảm phục tài năng tâm huyết của thầy" – Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng.
Bà cũng chia sẻ rằng thế hệ bà đã tiếp thu những tinh hoa nghề nghiệp qua những giáo trình nghiệp vụ báo chí của thầy Trần Bá Lạn từ khi mới chập chững vào nghề, đọc và học theo sách mà quý mến và kính trọng thầy qua những tri thức được thầy truyền dạy.
Thông qua cuốn sách, GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đề cao đặc biệt những đóng góp to lớn, không biết mệt mỏi của nhà báo - nhà giáo Trần Bá Lạn, ngay cả khi đã 95 tuổi, vào quá trình giải bài toán thất truyền lịch sử.
“Đó là bài toán thất truyền lịch sử của địa phương Thường Tín. Nhờ có thầy, những giá trị văn hóa được khơi dậy. Đó là bài học để giáo dục những thế hệ mai sau.“ - GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết.
Ông còn nhận định sâu sắc công lao đóng góp của thầy gắn với quá trình xây dựng và phát triển ngành đào tạo báo chí Việt Nam. Minh chứng bằng những chuyến đi thực tế, những tác phẩm báo chí đăng tải trên truyền thông quốc tế…; tất cả đều gắn với công việc của một người thầy, một người nghiên cứu báo chí, một người làm việc tâm huyết về đào tạo báo chí.
“Sách của thầy chính là một phần của đào tạo báo chí Việt Nam, trong đó có Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bây giờ.” - GS.TS Tạ Ngọc Tấn
Nhà báo Trần Bá Lạn dự tính ra cuốn sách từ 10 năm trước. Ông cũng bày tỏ cuốn sách chỉ chắt lọc những chi tiết cần thiết, “không thể viết dài viết dày”, nhằm phù hợp với thời đại thông tin 4.0.
“Khi cấp trên quyết định tôi về làm trường, mở khoa Báo chí, chỉ có cái phòng với bộ bàn ghế, cực kỳ khó khăn. Vừa mở một thời gian ngắn thì chiến tranh leo thang năm 1964, mọi thứ đều dang dở. Đến Tết Mậu Thân 68 thì không thể không mở đại học báo chí, lúc đó tôi phải chạy xin cán bộ.
May mắn là Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Hoàng Tùng quan tâm đến việc đào tạo nhà báo, nên đã triệu tập một hội nghị đặc biệt, gồm tất cả các nhà báo chủ chốt của Hà Nội và Trung ương. Đó là một hội nghị rất quan trọng để tổng kết vấn đề của báo chí Việt Nam, mở ra hướng đi đủ bài bản để anh em học thành nghề. Những người tham gia tổng kết đã về giảng dạy cho chính khóa I, nhiều học viên không hiểu sao toàn các nhà báo lão thành về giảng. Căn cứ trên đó để bảo đảm chất lượng đào tạo và cơ sở để xây dựng giáo trình. Đó là tính vĩ đại từ sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương.” - Nhà báo Trần Bá Lạn xúc động chia sẻ.
Ông trân trọng những đóng góp rất quan trọng trong thời kỳ đầu xây dựng trường báo của Hội Nhà báo Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí khác. “Nghĩa nặng tình sâu” là lời tri ân sâu đậm với toàn ngành báo của Nhà báo - Nhà giáo Trần Bá Lạn.
Người thầy 95 tuổi, với 70 năm sự nghiệp gắn bó với nghề báo - là công việc đầu tiên và kéo dài tới tận ngày nay, cho rằng bản thân ông chỉ coi đó là cái “nghiệp”.
“Cái nghiệp thứ nhất là nghiệp làm báo. Cái thứ hai là tham gia nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy báo chí. Cái thứ ba là nghiên cứu, khảo cứu các di khảo tiếng Hán.”
Nhà báo Nguyễn Uyển, học viên khóa I khoa Báo chí, nhắc lại những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời học tập và sự nghiệp cùng thầy Trần Bá Lạn. Ông cho rằng thầy Trần Bá Lạn như một nhà nho còn sót lại với những công trình nghiên cứu đồ sộ, phong phú, đa dạng, không chỉ cho dòng họ quê hương mà còn với quốc gia, với lịch sử báo chí nước nhà.
Đối với ông, bộ sách về nghiệp vụ báo chí đầu tiên gần 1000 trang, mãi mãi là dấu ấn quan trọng, sâu đậm trong lòng các thế hệ sinh viên những ngày đầu.
“Chúng tôi không chỉ học thầy ở giảng đường mà chúng tôi còn học thầy ở trong cuộc đời.” - Nhà báo Nguyễn Uyển nói về người thầy dạy làm báo đầu tiên của ông.
Chia sẻ tại diễn đàn, các thế hệ học trò cùng những đồng nghiệp đã bày tỏ niềm kính trọng và yêu mến một người thầy mẫu mực và thông tuệ.
“Ở tuổi xế chiều, cầm trên tay tập sách thứ 3 của thầy Trần Bá Lạn với cái tên thân thương “Nghĩa nặng tình sâu”... tôi bồi hồi xúc động, vậy là ở tuổi 93 thầy vẫn cho ra sách. Đồng nghiệp chúng tôi từng học ở mái trường này ai cũng vui, phấn chấn truyền tin cho nhau". - một cựu học viên khóa II cho biết.
Cũng tại buổi lễ, thầy Trần Bá Lạn đã trao tặng nhiều tư liệu, hiện vật quý cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đặc biệt trong số đó là 02 bản gốc tập sách “Nghiệp vụ báo chí” đầu tiên của Khoa Báo chí, xuất bản năm 1977 và 1978.
Trần Bá Lạn sinh năm 1930, tại Thường Tín, Hà Nội. Ông bắt đầu sự nghiệp cách mạng khi 16 tuổi. Từ năm 1953, Trần Bá Lạn công tác tại báo Tiền Phong, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ; sau đó, ông chuyển sang báo Lao động; làm công tác nghiên cứu tại Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương). Năm 1961, Trần Bá Lạn bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy nghiệp vụ tại Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ông đảm nhận cương vị Trưởng khoa Báo chí thời kỳ đầu sau ngày thống nhất đất nước. Ông là một trong những người tham gia đặt nền móng, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ giảng dạy nghề báo và cán bộ báo chí các cấp. Ông đồng thời là tác giả của nhiều giáo trình giảng dạy nghiệp vụ báo chí, nhiều tác phẩm giá trị chuyên sâu về báo chí, dịch thuật, khảo cứu, lịch sử. Nhà báo - Nhà giáo Trần Bá Lạn là niềm tự hào của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
Nguồn: Baotangbaochi.vn/Congluan.vn
Tin mới
Tin cũ